Nếu Làm Lại 30-4-75

30-4-75 Tắt đèn làm lại.

Đáp li gi ca niên trung Giao Ch, Mũ Nâu 35 Cao Vng và Mũ Nâu 36 xin góp gió bài này mong quí huynh trung ch bo thêm.

Chú Thích: Đây là chuyện Quân Sự Giả Tưởng, hoàn toàn là sự tưởng tượng của người viết, tuy có dựa vào một số dữ kiện, nhân vật có thực trong lịch sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Dinh Dộc Lập sáng ngày 13-03-1975.

            Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sau một đêm dài gần như mất ngủ, vật vờ thức lúc 5 giờ sáng. Mắt ông cay sè, đỏ ké, tóc tai phờ phạc, không dấu được những chân tóc bạc trắng, mà những ngọn tóc được nhuộm đen hàng tuần, cố làm như vẻ ông còn nhiều sự tráng kiện thể chất hầu đối phó thời cuộc gay go lúc này.

Ly cà phê nóng giúp ông tỉnh táo, nhận định rõ ràng hơn những phân tích về tình hình chính trị, quân sự, và cả mặt kinh tế, xã hội, mà thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu trình bầy với ông trong hơn 6 giờ đồng hồ chiều tối qua. Thật tình mà nói, ông vốn khâm phục kiến thức uyên bác, tài mưu lược, cùng lòng can đảm cả về mặt quân sự lẫn chính trị của tướng Hiếu từ trước, nhưng tối qua, sau phút sững sờ trước những lời nói ôm tồn, nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, cứng rắn, và can đảm, tướng Hiếu đã thẳng thắn nói với ông những điều mà hầu như không một ai dám nói thẳng với một tổng thống như ông, những điều mà tướng Hiếu hiểu rằng có thể trả giá bằng chính mạng sống mình, nhưng cám ơn hồn thiêng sông núi, lòng phù hộ của các vị anh hùng dân tộc, tiền nhân dựng nước đã đưa đến cho ông vị tướng đầy tài năng đúng lúc, mà trước đây vì khác chính kiến, ông đã bỏ xó vì sợ đảo chánh, cái hình ảnh bi thảm trong lòng xe M113 của anh em ông Diệm lúc nào cũng ám ảnh ông không ngớt, nhưng bây giờ, ông cảm thấy biết ơn tướng Hiếu đã cất cho ông gánh nặng ngàn cân, cất cả cho ông những cơn ác mộng, những đêm dài mất ngủ, không phải từ hôm 10-03-75 khi cộng quân tấn công Ban Mê Thuật, mà từ cuối tháng 12-74 khi Việt cộng chiếm mất tỉnh Phước Long, mà người Mỹ không phản ứng gì theo như những cam kết mật với ông khi ký hiệp định 27-1-73. Câu nói tướng Hiếu vang vọng trong ông: “…còn đất nước, còn dân, còn lính, còn quê hương là còn tất cả. Anh hùng thời nào cũng có, quân dân ta từ chú lỏi nhân dân tự vệ đến thiên thần mũ đỏ, mũ xanh, mũ đen, mũ nâu, mũ vải, đều là anh hùng nếu ta biết dùng họ đúng nơi, đúng lúc, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, Nguyễn Thị Thàng hay Trần Thế Vinh đều là những chiến binh tuyệt vời cả.” Bây giờ chỉ cần ông có một quyết định hợp thời và đúng lúc là có thể đảo lộn tình thế hiểm nghèo của đất nước.

Gọi chánh văn phòng vào lúc 6 giờ sáng, ông ra lịnh thi hành hỏa tốc các việc sau:

  1. Thay vì đi Cam Ranh như đã hoạch định trước, ông cho mời tướng Cao Văn Viên ngay sáng nay vào gặp ông, để tổ chức và mang theo bộ tham mưu nhẹ lên Pleiku, mục đích giúp tướng Phú hoàn thiện việc tổ chức chiến đấu tại mặt trận Ban Mê Thuật, phòng thủ Pleiku, Komtum, đặc biệt là dùng mọi phương tiện đưa gia đình binh sĩ và dân chúng từ Phước An, Phụng Dực về Nha Trang càng sớm càng tốt. Gia đình binh sĩ và dân chúng Pleiku, Komtum, tùy theo tình thế có thể đưa về Qui Nhơn hay Nha Trang từ bây giờ để giúp cho lực lượng chiến đấu được rãnh tay hành quân. Đặc biệt lưu ý số tiếp liệu xăng dầu, bom, đạn, hơn 350 ngàn tấn đủ loại, các phụ tùng chiến cụ mới bổ xung cho Pleiku, phải được phân tán mỏng, tránh bị pháo kích hay đặc công phá hủy, cần trang bị cấp thời cho các đơn vị trực thuộc đầy đủ, nhất là các đơn vị không quân, thiết kỵ, pháo binh, phải được trang bị xăng dầu, đạn dược với cấp số phụ trội để sẵn sàng hành quân. Ông cho tướng Viên được toàn quyền hành động về kế hoạch và nhân sự.
  2. Ông ủy quyền cho đại tướng Viên gắn lon chuẩn tướng cho đại tá Phạm Duy Tất làm tư lịnh sư đoàn 23 thay tướng Tường bị thương ở Phước An hôm 12-3-75, và tăng phái thêm 1 liên đoàn Biệt Động Quân ở vùng 4 lên cho SĐ 23, nhằm mục đích kiểm soát tuyến Phước An, Khánh Dương.
  3. Gọi cho trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lịnh QĐ 1 dùng F5 của SĐ 1 không quân về trước 8 giờ sáng nay họp khẩn với tổng thống, không xuống Tân Sơn Nhất, mà xuống Biên Hòa, vào bộ tư lịnh lực lượng xung kích quân đoàn 3 của tướng Trần Quang Khôi họp.
  4. Gọi cho các tướng Nguyễn Đức Thắng, Phan Trọng Chinh, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Văn Toàn, Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Trần Bá Di, Trần Quang Khôi, Nguyễn Duy Hinh,Lý Tòng Bá, Lê Quang Lưỡng, Hồ Trung Hậu, Trần Quốc Lịch, Mạch Văn Trường, Bùi Thế Lân,  các đại tá Hồ Ngọc Cẩm, Đặng Phương Thành và Phó Đô Đốc TRần Văn Chơn, Chung Tấn Cang,phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh,Hồ Văn Kỳ Thoại, Lâm Ngươm Tánh, Đinh Mạnh Hùng,… Lê Hữu Dõng, và 6 vị chuẩn tướng tư lịnh không quân của Sư Đoàn 1.2.3,4,5,6  và tướng Từ Văn Bê kỹ thuật tiếp vận không quân Biên Hòa cùng họp tại bản doanh tướng Khôi lúc 8 giờ sáng. Việc an ninh cho cuộc họp do lực lượng xung kích QĐ 3 đảm trách.
  5. Lịnh cho đài truyền hình Việt Nam, Việt Nam thông tấn xã, đài phát thanh Sài Gòn, đài tiếng nói Quân Đội, cùng tất cả các đài phát hình, phát thanh, phụ thuộc như: Cần Thơ, Huế, Biên Hòa, Pleiku, Nha Trang..v.v. chuẩn bị cho chương trình đặc biệt lúc 9 giờ sàng nay, để tổng thống trình bày những thay đổi quan trọng cho quốc dân và quân đội. Các giới chức thẩm quyền phải dành ưu tiên phương tiện cho các đài được trực tiếp truyền đi hay tiếp vận, để tin tức phải được đến mọi nơi trên toàn lãnh thổ, kể cả ra bắc bằng những đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Quê Mẹ.

Tổng Thống Thiệu thở phào nhẹ nhõm sau khi ban lịnh cho ông Chánh văn phòng gởi hỏa tốc đến các nơi. Tự trong tâm, ông cảm thấy an lòng, khi có quyết định dứt khoát trao quyền cho những người có thực sự khả năng quân sự, tài mưu lược để đưa đất nước qua cơn lửa đỏ này. Công hay tội, lịch sử sẽ phán đoán nếu ông cố lì ở trọng trách mà ông biết rõ là bản thân ông không có khả năng ở nhiệm vụ ấy. Ông tin những người mà ông  sắp trao quyền chỉ huy sẽ làm tròn nhiệm vụ hoàn hảo hơn ông về mặt quân sự. Nghĩ đến đây, ông rùng mình ghê sợ cho cái ý tưởng mà mấy ngày nay mấy tên Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ đã khôn khéo cài vào tâm trí ông: “…rút bỏ Pleiku, Komtum, Huế, Đà Nẵng, thận chí bỏ cả hai quân khu 1 & 2 chỉ giữ từ Bình Thuận…”.  Cái ý tưởng ấy cũng được tướng Serong và đám CIA hụ hợ với lý do rất chính đáng: “ quân viện ít, giữ đất ít.”..

Rất may, tướng Hiếu đêm qua đã trải bầy tâm huyết với ông:

“..Cao bằng, Lạng Sơn năm 1950, Pháp đã tặng không cho Việt Minh 150 ngàn tấn đạn, 19 ngàn cây súng bao gồm: đại liên, liên thanh, cối các loại và các loại súng cá nhân khác, hơn 1 tiểu đoàn pháo 105 và 4 cây 155, 10 ngàn xe quân xa các loại, đủ cho họ trang bị 2 sư đoàn bộ đội chính qui, 2 viên đại tá và nhiều sĩ quan cộng thêm 12 ngàn tù binh làm tạp dịnh cho quân Việt Minh đánh Pháp chỉ vì rút sảng, thiếu kế hoạch và phương tiện.  Dunkerque 1940,  quân Anh , Pháp, Bỉ, trong tổng số hơn 580 ngàn quân, chỉ mang về Anh có 390 ngàn lính đói rách và một số ít vũ khí cá nhân, còn bao nhiêu chiến xa,quân dụng, cơ giới, pháo binh, vũ khí nặng, để lại cho Đức sài. Waterloo của Napoleon cũng chẳng hơn gì: 275 ngàn chiến binh ưu tú Pháp chịu số phận tù binh với hơn 10 ngàn cây pháo. Hè đỏ lửa 72,Quảng Trị rút, quân dân ta trả giá bằng đại lộ Kinh Hoàng, Hành Lang Máu. Nếu không có sự can trường của Những Cọp Biển TQLC lập vòng đai thép và lửa bằng máu xương tại Mỹ Chánh, thử hỏi sẽ có bao nhiêu Khe Đá Mài, Gia Hội, Bãi Dâu cho dân Huế Quảng Trị? Những cuộc rút tháo chạy ấy sẽ đong bằng máu, nước mắt, và xương trắng của hàng triệu quân dân. Komtum, An Lộc, quân dân ta quyết chiến, thì buộc địch phải phơi thây mà trả cho ước vọng điên cuồng. Dĩ nhiên không phải chỉ ôm lựu đạn liều chết mà tử thủ. Liều lĩnh, táo bạo nhưng phải có tính toán và thực tiễn trong mưu lược kế hoạch, đó là tìm cái sống trong cái chết. Thế thủ hay nhất là thế công, nhưng công làm sao mà địch không bẻ gẫy được mũi nhọn hay dập cạnh sườn của ta thì đã có câu trả lời, chiến tướng thì ta không thiếu, tướng Trần Quang Khôi sẽ làm  cho hai thầy trò Patton và Creighton Abrams hài lòng không chê vào đâu được. Tướng Khôi sẽ chứng minh là hậu duệ của Đô Đốc Long khi đánh vào Khương Thượng, Đống Đa trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung”. Còn nếu phải rút, thì danh tướng Lý Thường Kiệt cũng rút, nhưng quân Tống bị rơi vào bãi sa lầy chiến tuyến Sông Cầu. Đức Trần Hưng Đạo cũng rút, nhưng vó ngựa Mông Cổ lún sình vào Thiên Trường, quân lương mất sạch ở Vân Đồn, Toa Đô mất đầu trên vùng ta rút, Ô Mã Nhi bị bắt sống trên dòng Bạch Đằng Giang, Thoát Hoan cả hai lần chui vào ống đồng thóat thân cũng vì ta rút cho chúng vào tử địa. Lê Lợi cũng rút, nhưng Liễu Thăng mất đầu ở núi Mã Yên, Vương Thông, Hoàng Phúc chịu hàng. Ngô Văn Sở, Phan Văn Lâm cũng rút, nhưng toàn bộ chiến cụ, lương thực theo về Tam Điệp với quân, mà Phúc An Khang phải vất vả lo duy trì tiếp liệu đường dài hiểm trở. Duy nhất chỉ có Đức Quang Trung là chẳng thấy rút mà toàn bộ chiến cụ, lương thực, lính tráng địch thủ rơi vào tay ngài tùy nghi sử dụng vì mẹo nhử.

Ông Thiệu khoan thai nhấp thêm ngụn cà phê nghĩ tiếp đến những hoạch định ông sẽ làm ngay sáng nay mà không còn lo sợ đảo chánh hay chỉnh lý gì nữa, ông bật cười với ý nghĩ thoáng qua đầu: “còn ai mà tranh dành với ông tổng thống chỉ còn có mỗi một việc đi cắt băng khánh thành.” Và ông bằng lòng với cách so sánh làm bạn với tổng thống Do Thái.( Thủ tướng Do Thái nắm mọi quyền hành, tổng thống họ chỉ lo tiếp khách và cắt băng khánh thành chung cư).

Tướng Cao Văn Viên vào gặp tổng thống với đôi chân khập khiễng, ngón chân cái bên trái ông xưng to như quả trứng gà, mấy ngày nay chứng gout phong thấp này nó hành ông quá sức, đi đứng khó khăn, nhức nhối làm ông mất ngủ khiến ông lờ đờ,chậm chạp, bẳn gắt,nhớ trước quên sau, cũng may nhờ ngồi thiền ông ổn định đôi chút. Vì sức khỏe sa sút ông có xin tổng thống cho từ nhiệm chức vụ tổng tham mưu trưởng nhưng chưa được chấp thuận, nay hiện tình quân sự căng thẳng nên ông cố gắng chứ chưa biết sao.

Ông Thiệu ái ngại nhìn tướng Viên, thế này mà bắt lên cao nguyên sương mù giá rét thì có nước mà cưa chân sớm. Ông bàn với tướng Viên cho tham mưu trưởng liên quân và tướng Thọ trưởng phòng 3 BTTM và tướng Nguyển Văn Toàn lên ngay Pleiku sáng nay và sẽ tìm người thay thế ông để kịp chữa bịnh. Tướng Viên bắt tay cám ơn tổng thống, ra về mà thầm nghĩ không biết ông Thiệu xoay sở ra sao trong tình huống này, khi mà cả ông thủ tướng Khiêm cũng mới nhập viện 2 ngày nay vì nhồi máu cơ tim, và chừng nào tới phiên ông Thiệu nhập viện vì đau tim?

  1. Tại bộ Tư lịnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 của tướng Trần Quang Khôi.

 

Đúng 8 giờ sáng 13-03-1975, phiên họp lịch sử tại bản danh tướng Khôi bắt đầu bằng sự ngạc nhiên của mọi người, khi tổng thống bất ngờ lên tiếng khi ông ký nghị định bổ nhiệm tướng Trưởng làm tổng tư lịnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa và tướng Hiếu thay tướng Viên làm tổng tham mưu trưởng,  và bổ nhiệm tướng Nguyễn Văn Toàn ngay sáng nay lên Pleiku làm tư lịnh quân đoàn 2 Cao Nguyên,  tướng Vĩnh Lộc bổ nhận làm tư lịnh quân khu 2 cao nguyên, còn Đề đốc Đinh Mạnh Hùng bổ nhận làm tư lịnh quân khu 2 duyên hải, cho gọi tướng Ng trưởng giải quyết sau. Vì tướng Viên bị bịnh bất ngờ nên ông cũng ủy quyền cho tướng Toàn gắn lon chuyễn Văn Phú về nhận trách nhiệm mới. Như vậy từ nay quân khu 2 chia làm 2 vùng cao nguyên và duyên hải, việc phân chia các đơn vị của quân đoàn 2 sẽ do tân tổng tư lịnh và tổng tham mưu

            Mọi người chưa hết ngạc nhiên đã thấy ông đặt các tướng và sĩ quan khác như: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Bá Di, Trần Quang Khôi, Nguyễn Duy Hinh , Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lý Tòng Bá, Lê Quang Lưỡng, Bùi Thế Lân, Hồ Trung Hậu, Trần Quốc Lịch, Mạch Văn Trường và 7 của Không Quân là: Huỳnh Bá Tính, Từ Văn Bê và 2 tư lịnh sđ 4, 5 KQ chưa về kịp và của SĐ1,2,3 không thể rời nhiệm sở vì áp lực nặng chiến trường, và 7 chuẩn tướng Hồ Ngọc Cẩm và Phan Văn Huấn (81BCD) Đặng Phương Thành, Phạm Văn Chung,Ngô Văn Định,Nguyễn Thành Trí, Hà Mai Việt vào danh sách ( còn viết tiếp)

Leave a comment